Toan táo nhân

Bán toan táo nhân sao đen 50 nghìn/kg

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:

Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Nhân Tâm

Địa chỉ: Số 133 ngõ 106 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0978996997

Toan táo nhân

Toan táo nhân

Toan táo nhân hay còn gọi là táo nhân thường được sử dụng để an thần, liễm hãn, điều trị các chứng tâm phiền, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi, suy nhược thần kinh, dùng lâu có thể tăng tuổi thọ.

  • Tên gọi khác: Táo nhân, Toan táo hạch, Sơn táo nhân, Nhị nhân, Dương táo quân, Điều thụy sam quân
  • Tên khoa học: Zizyphus jujuba Lamk
  • Họ: Táo Ta – Rhamnaceae

Mô tả dược liệu Toan táo nhân

1. Đặc điểm sinh thái

Táo ra là cây lấy quả, thường được trồng ở nhiều địa phương để lấy quả làm thực phẩm và dược liệu. Cây táo ta cao 2 – 4 m, thân có nhiều gai nhọn, cành thường buông thõng xuống. Lá có hình bầu dục ngắn hoặc hơi thon dài, mặt trên lá có màu xanh lục nhẵn, mặt dưới có nhiều lông trắng, mép răng cưa, trên có 3 gân dọc lồi lên rõ ràng.

Hoa táo mọc thành xim, thường phát triển ở các kẽ lá. Quả hạch, quả non có màu xanh, khi chín hơi vàng, vỏ quả nhẵn có vị ngọt, hơi chua. Quả các một hạch cứng, bên trong chứa một hạt dẹt, đây là vị thuốc Toan táo nhân.

2. Bộ phận sử dụng dược liệu

Hạt dẹp bên trong được ứng dụng làm dược liệu. Hạt quả to, mập, nguyên vẹn, có vỏ màu hồng tía được xem là có chất lượng tốt.

Theo Dược Tài Học, Toan táo nhân có hình tròn hoặc hình bầu dục, dẹt, dài khoảng 0.6 – 1 mét, rộng khoảng 0.5 – 0.7 cm, dày khoảng 0.3 cm. Bên ngoài vỏ có màu hồng tía hoặc nâu tía, trơn và láng bóng, đôi khi có thể có đường vân nứt.

Một mặt dược liệu phẳng, phái giữa có một đường vân nổi lên, mặt còn lại hơi lồi. Dược liệu có đầu nhọn, mỗi chỗ hơi lõm vào trong, hơi có màu trắng.

Vỏ hạt táo cứng, sau khi bỏ lớp này sẽ thấy 2 mảnh nhân, màu hơi vàng, có nhiều chất dầu, hơi có mùi nhẹ, vị ngọt.

3. Phân bố

Táo ta mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để lấy quả.

4. Thu hái – Sơ chế

Quả táo ta thường được thu hái vào mùa thu, khi quả chín. Sau khi thu hái, bỏ phần thịt và vỏ hạch, lấy hạt dẹt bên trong, phơi khô, bảo quản dùng dần.

5. Bảo quản dược liệu

Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh độ ẩm cao.

6. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học được tìm thấy trong Toan táo nhân bao gồm:

  • Nuciferine
  • Nornuciferine
  • Norisocorydine
  • Frangufoline
  • Coclaurine
  • Zizyphusine
  • Caaverine
  • Methylasimilobine
  • Amphibine – D
  • Sanjoinenine
  • Betulin
  • Alphitolic acid
  • Jujuboside

Vị thuốc Toan táo nhân

1. Tính vị

Theo Bản Kinh: Tính bình, vị chua

Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Tính bình, vị ngọt.

Theo Biệt Lục: Không chứa độc.

Theo Ẩm Thiện Chính Yếu: Tính bình, vị ngọt, chua.

Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Tính bình, vị ngọt.

2. Quy kinh

Theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: Quy vào kinh Đởm, Tỳ, Can, Tâm.

Theo Bản Thảo Cương Mục: Quy vào kinh túc Thiếu dương Đởm, túc Quyết âm Can.

Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Quy bào kinh Can, Tâm, Tỳ, Đởm.

Quy vào Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Quy vào kinh Đởm, Can, Tâm.

3. Tác dụng dược lý

Theo Y học hiện đại:

  • Tác dụng an thần, gây ngủ nhờ vào thành phần Saponin có trong dược liệu.
  • Tác dụng hạ nhiệt và hỗ trợ giảm đau.
  • Tác dụng đối kháng với chứng phát cuồng do Morphin.
  • Tác dụng chống loạn nhịp tim và hỗ trợ hạ huyết áp.
  • Tác dụng chống choáng do bỏng và chống phù nề, sưng đau ở vùng da bỏng (thí nghiệm trên động vật).

Theo y học cổ truyền:

  • An thần, dưỡng tâm, liễm hãn (theo Trung Dược Học).
  • Ninh tâm, dưỡng can, an thần, liễm hãn (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Bổ trung, kiện gân cốt, trợ âm khí, ích can khí (theo Biệt Lục).
  • An thần, dưỡng tâm, chỉ hãn (theo (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

4. Toan táo nhân có tác dụng gì?

Vị thuốc thường được sử dụng điều trị các bệnh lý như:

  • Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Điều trị mất ngủ, hồi hộp, hư phần, hay lo lắng, phiền khát, hư hãn.
  • Theo Bản Kinh: Dùng sống điều trị ngủ nhiều, dùng sao điều trị mất ngủ.
  • Theo Trung Dược Học: Điều trị tâm phiền, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi, huyết hư, mồ hôi tự ra.

5. Cách dùng – Liều lượng

Toan táo nhân cần giã dập trước khi sử dụng. Có thể dùng sao nóng, sắc thuốc, xào rán, có thể dùng dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều lượng khuyến cáo: 12 – 24 g mỗi ngày.

Bài thuốc sử dụng Toan táo nhân

1. Điều trị mồ hôi ra nhiều, đã sử dụng thuốc nhưng không cầm được mồ hôi

Sử dụng Toan táo nhân sao đen, nghiền nát 40 g, Mạch môn, Ngũ vị tử, Trúc diệp, Sinh địa, Long nhãn nhục, mỗi vị phân lượng bằng nhau, sắc uống.

2. Chữa mất ngủ

Dùng bột Táo nhân 6 g, hòa với nước ấm uống trước khi đi ngủ.

3. Chữa cốt chưng, nóng trong xương, tâm phiền, mất ngủ

Dùng Táo nhân sao đen, tán bột 40 g, ngâm với nước, sau đó lọc lấy phần nước cốt, nấu thành cháo. Lại thêm 1 chén nước cốt Sinh địa, nấu chín đều, dùng ăn.

4. Điều trị gai đâm vào thịt

Sử dụng Táo nhân, đốt tồn tính, tán thành bột, dùng uống 8 g với nước, gai sẽ ra ngay.

5. Điều trị âm hư dẫn đến mồ hôi ra nhiều

Dùng Toan táo nhân (sao) 20 g, Phục linh, Đảng sâm, mỗi vị đều 12 g, sắc thành thuốc hoặc tán thành bột, dùng uống với nước cơm.

6. Điều trị thần kinh suy nhược, ăn uống kém, mệt mỏi, hay quên, tay chân không có sức lực

Dùng Táo nhân (sao) 16 g, Xương bồ, Viễn chí (chích), mỗi vị đều 8 g, Phục linh, Đảng sâm, mỗi vị đều 12 g, sắc uống hoặc tán bột uống với nước cơm.

7. Điều trị mất ngủ, ra nhiều mồ hôi, sốt về chiều do lao phổi hoặc các nguyên nhân khác

Dùng Táo nhân (sao), Sinh địa, mỗi vị đều 20 g, Gạo tẻ 40 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

8. Điều trị mất ngủ, hồi hộp, mồ hôi ra nhiều, hoa mắt, đầu choáng, tầm không yên, huyết hư

Sử dụng Toan táo nhân (sao) 20 g, Phục linh, Tri mẫu, mỗi vị đều 12 g, Cam thảo, Xuyên khung, mỗi vị đều 8 g, sắc thành thuốc dùng uống.

9. Điều trị phát sốt, sinh phong táo hỏa, tai điếc, miệng khô, sườn đau, tay chân, đầu mặt sưng phù

Dùng Táo nhân, Đương qui, Sài hồ, Sơn dược, mỗi vị đều 10 g, Trạch tả 16 g, Sơn thù du, Mẫu đơn bì, Bạch thược, mỗi vị đều 8 g, Sơn chi tử 6 g, Thục địa 12 g, sắc thành thuốc, chia thành 3 lần dùng uống trong ngày.

10. Bài thuốc an thần, dưỡng tâm

Sử dụng Toan táo nhân, Bá tử nhân, mỗi vị 16 g, Ngũ vị tử, Viễn chí, mỗi vị đều 8 g, mang sắc với 1 thăng nước, đến khi cạn còn 1/3 thăng là được. Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày, mỗi ngày chỉ dùng 1 lần.

11. Bài thuốc dưỡng tâm, điều trị mất ngủ không yên

Sử dụng Táo nhân 16 g, Bá tử nhân 16 g, Viễn chí 8 g, hãm với nước sôi, dùng uống thay trà. Mỗi ngày chỉ dùng một thang thuốc.

12. Điều trị mất ngủ ở người có thể trạng sức khỏe tốt

Sử dụng Táo nhân (sao đen) 10 g, Bá tử nhân (sao vàng) 10 g, Nhân sâm, Bạch phục linh, mỗi vị 12 g, Trần bì (chế gừng) 5 g, Mạch môn (bỏ tim) 10 g, Viễn chí (chế Cam thảo) 10 g, Thạch xương bồ 10 g, Trúc nhự (sao mật) 5 g, sắc thành nước, dùng uống thay trà. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc.

Độc tính và lưu ý khi sử dụng Toan táo nhân

Độc tính:

  • Sử dụng Toan táo nhân với liều 50 g / kg có dấu hiệu trúng độc. Sử dụng 1 ml / 20 g thấy có dấu hiệu tử vong (thí nghiệm trên chuột nhắt).
  • Chích dưới da liều 20 ml / kg, có khoảng 30 – 60% trường hợp tử vong (thí nghiệm trên chuột nhắt).

Kiêng kỵ và lưu ý khi sử dụng:

  • Theo Bản Thảo Kinh Sơ: Người kinh Đởm, Tỳ, Can có thực nhiệt, không được dùng.
  • Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Người có uất hỏa, thực tà, không được dùng.
  • Theo Đắc Phối Bản Thảo: Người phiền táo, mất ngủ co Can cường, Can vượng, không được dùng.
  • Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Toan táo nhân ghét Phòng kỷ. Do đó, không dùng chung hai vị thuốc này.

Toan táo nhân là vị thuốc được bào chế từ hạt của quả Táo ta. Dược liệu thường được sử dụng để an thần, liễn hãn, điều trị mất ngủ, ra nhiều mồ hôi. Tuy nhiên vị thuốc có chứa độc tính, do đó khi sử dụng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *