Nấm linh chi vàng Hàn Quốc

Bán nấm linh chi vàng Hàn Quốc giá 600 nghìn/kg

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:

Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Nhân Tâm.

Địa chỉ: Số 133 ngõ 106 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0978996997, 0904050042

Nấm linh chi vàng Hàn Quốc

Nấm linh chi vàng Hàn Quốc

Nấm linh chi được Đông y xếp vào nhóm các thảo dược quý có tính có vị đắng, tính hàn, quy vào bốn kinh gồm Tâm, Phế, Can, Thận. Chủ trị bệnh gout, ung thư vú, mất ngủ, tiểu đường, hen suyễn, viêm khí phế quản.
Tên khác: Bất lão thảo, cỏ huyền diệu, tiên thảo, nấm thần linh, nấm trường thọ, thần tiên thảo, vạn niên nhung, vạn niên
Tên khoa học: Ganoderma lucidum
Họ: Nấm lim – Ganodermataceae
Mô tả về cây nấm linh chi
Đặc điểm thực vật

Nấm linh chi là một loại thảo dược quý hóa gỗ, thuộc họ nhà Nấm lim. Một số loại nấm chỉ sống được một năm nhưng cũng có loại sống lâu năm.

Khi mới mọc, cây nấm có màu trắng sữa nhưng lúc già, nấm lại chuyển sang sắc nâu đỏ, nâu sậm hoặc đỏ vàng. Về hình dạng bên ngoài, có cây mũ nấm hình tròn méo, nhăn nheo, có loại giống với hình quả thận hay sừng hươu.

Chính vì sự khác biệt trên mà nấm linh chi được chia thành nhiều loại khác nhau như:

Linh chi tím -Tử chi
Linh chi vàng – Hoàng chi
Linh chi đen – Hắc chi
Linh chi đỏ – Xích chi hay Hồng chi
Linh chi trắng – Bạch chi
Linh chi xanh – Thanh chi
Trong số những loại kể trên thì hồng chi là loại nấm có giá trị dược liệu tốt nhất và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.

Phân bố

Nấm linh chi được trồng ở nhiều nước. Phổ biến nhất ở Hàn Quốc, rồi đến Nhật Bản và các nước khác như Trung Quốc, Việt Nam. Cây ưa sống ở những khu rừng rậm, ẩm mát, có độ cao dưới 1500 mét. Nấm chủ yếu phát triển trên thân cây gỗ mục.

Tại Việt Nam, thảo dược này được tìm thấy ở một số khu vực như Sapa, Tam Đảo, Lâm Đồng, rừng Tiên Phước, Hương Sơn hay vườn quốc gia Bến En ở Thanh Hóa.

Ngày nay nấm linh chi đã được ươm cấy thành công và trở thành một trong những loại cây đóng vai trò chủ lực trong việc phát triển kinh tế ở nhiều nơi.

Bộ phận dùng

Mũ và cuống nấm

Thu hái – Sơ chế

Khi đạt yêu cầu về độ trưởng thành, những cây nấm linh chi sẽ được cắt sát tận gốc, đem về rửa sạch. Dùng tươi hoặc sấy khô để giữ được nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng và dược chất có trong nấm.

Bảo quản:

Nấm linh chi sau khi được sấy khô hoàn toàn nên bảo quản trong hũ sạch hoặc đóng gói cẩn thận, cất vào nơi mát mẻ có thể để được đến 2 năm. Tránh để nấm nơi có độ ẩm cao sẽ dễ bị nấm mốc, mối mọt đục khoét làm giảm giá trị dược liệu của nấm.

Thành phần hóa học:

Nấm linh chi chứa nhiều hoạt chất quý như:

Gecmani
Các loại axit: Ganoderic, Ganodermic, Oleic
Beta-D-glucan
Vitamin B, C
Ganodosteron
Kẽm
Đồng
Ganoderans
Axit béo
Kali
Canxi
Enzym
Sắt
Adenosine
Hơn 100 loại axit amin
Lucidadiol…
Vị thuốc nấm linh chi
Tính vị

Vị đắng
Tính hàn
Quy kinh

Tâm
Phế
Can
Thận
Tác dụng của nấm linh chi

– Theo Đông y:

Nhiều người chỉ nghe nói đây là loại nấm quý chứ không biết uống linh chi có tác dụng gì. Những công dụng linh chi được ghi chép lại trong các tài liệu y học cổ truyền như sau:

Nấm xanh: An thần, bổ khí, tăng thị lực, làm sáng mắt, giúp cơ thể nhẹ nhõm, thoái mái
Nấm đỏ: Ích tâm, bổ khí, tăng vị giác, cải thiện trí não
Nấm đen: Bổ thận, lợi khí, giúp tinh thần sảng khoái, minh mẫn
Nấm trắng: Bổ phế, lợi khí, tăng cường trí nhớ
Nấm vàng: Bổ tì, ích khí, an thần, giảm căng thẳng mệt mỏi
Nấm tím: Làm đẹp da, mạnh gân cốt, lợi tinh
– Tác dụng linh chi theo y học hiện đại:

Nấm có tác dụng toàn diện trên hệ miễn dịch, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết và tim mạch. Cụ thể như sau:

Nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ miễn dịch
Ức chế sự phát triển của virus, đặc biệt ra virus gây bệnh cảm cúm
Phòng ngừa và chữa trị bệnh hen suyễn, viêm khí phế quản
Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu
Cải thiện chức năng thận, gan
Hỗ trợ điều trị ung thư
Kích thích sản xuất testosterone, tăng cường sinh lực phái mạnh
Làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn
Chống đông máu
Hạ đường huyết
Chống lão hóa da, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe
Giảm đường huyết
Tốt cho da và tóc
An thần, giảm căng thẳng, làm thư giãn các cơ
Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh
Điều trị loét dạ dày
Giải độc, ngăn ngừa dị ứng
Thúc đẩy khả năng trao đổi chất, kích thích sự thèm ăn
Làm tăng lưu lượng nước tiểu
Giúp xương khớp cứng cáp, chắc khỏe
Cách dùng và liều lượng

Nấm linh chi được sử dụng theo nhiều hình thức khác nhau như:

Hãm trà
Sắc uống
Thêm vào trong các món hầm
Nấu cô đặc thành cao
Ngâm rượu…
Liều lượng sử dụng:

Liều dùng nấm linh chi được điều chỉnh tùy theo lứa tuổi và vấn đề sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Thảo luận với thầy thuốc để được hướng dẫn liều dùng thích hợp.

Độc tính:

Nấm linh chi không chứa độc nhưng nếu dùng sai cách, vị thuốc đại bổ này cũng có thể hóa độc dược. Dược liệu này có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Đau bụng
Buồn nôn
Ngứa mũi
Chảy máu cam
Khô miệng và cổ họng
Dị ứng da
Nổi phát ban ngoài da
Ảnh hưởng xấu đến gan khi dùng nấm dạng bột
Bài thuốc chữa bệnh từ nấm linh chi
1. Điều trị mất ngủ, thần kinh suy nhược

Bài 1:
Kết hợp các vị gồm nấm linh chi, tiết hoa (cúc hoa ), chùm bao, lá sen và lá vông nem. Mỗi vị dùng 6 – 8g tùy theo tình trạng bệnh. Sắc nước đặc hoặc hãm uống như trà.

Bài 2:
Dùng linh chi, lệ chi nô (long nhãn), quả dâu mỗi thứ 10g. Mỗi ngày lấy 1 thang thuốc sắc uống giúp chữa mất ngủ, phục hồi chức năng thần kinh.

2. Chữa viêm phế quản

Bài 1:
Tán nấm linh chi thành bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2g. Dùng nước ấm để uống.

Bài 2:
Sắc nấm linh chi cô đặc thành siro. Mỗi lần uống 3ml x 3 lần/ngày.

Bài 3:
Dùng 10g nấm linh chi, 8g trần bì, 10g bách hợp. Nấu nước uống thay trà hàng ngày để trị viêm phế quản

3. Trị xơ cứng mạch máu, áp huyết cao, đột quỵ, đau thắt ngực

Chuẩn bị một thang thuốc gồm 9g nấm linh chi, 6g cửu tiết xương bồ, 6g hạt cây tơ hồng, 12g bạch thược, 12g cẩu tích, 12g mộc miên, 12g hoàng tinh. Sắc kỹ chia 3 lần uống trước các bữa ăn chính 1 giờ.

4. Bổ khí, kích thích lưu thông máu ở người bị đau tim

Bài 1:
Dùng nấm linh chi (60g), huyết căn ( 90g), nhân sâm 30g. Tất cả tán bột, pha với nước nóng hoặc thêm vào ly sữa nóng uống. Đều đặn dùng mỗi ngày 2 lần.

Bài 2:
Dùng 60g linh chi, 30g sâm Hoa Kỳ, 30g tam thất và 45g huyết căn. Tất cả sai khô, tán bột, cất vào lọ kín. Dùng bằng cách pha với nước ấm uống.

5. Điều trị bệnh đau dạ dày

Bài 1:
Lấy 50g nấm linh chi thái lát mỏng, cho vào bình ngâm với 20g mật ong và 1 lít rượu trong 15 – 30 ngày. Mỗi lần uống 20ml x 2 lần/ngày.

Bài 2:
Nấm linh chi phơi khô, nghiền bột. Để chữa đau dạ dày, dùng 2 – 3g pha với nước sôi uống vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy.

6. Chữa suy nhược cơ thể

Thái nhỏ 100g nấm linh chi rồi ngâm với 500ml rượu. Để khoảng 1 tuần có thể dùng được. Mỗi lần uống 15 – 20ml x 2 lần/ngày.

7. Trị mụn nhọt

Chuẩn bị 150g nấm linh chi, 150g hạ liên thảo ( cỏ mực ), 150g rau má, 50g cây chó đẻ, 30g biền súc và 30g bồ công anh. Tất cả các vị trên đem khử thổ, sắc kỹ với 1,5 lít nước trong 30 phút. Sau đó gạn ra khoảng 500ml nước. Tiếp tục sắc lần 2 cho đến khi thuốc trong nồi cạn còn 500ml.

Trộn nước sắc ở 2 lần lại với nhau chia 3 lần uống trong ngày giúp làm tiêu nốt nhọt, làm tổn thương trên da nhanh lành.

8. Hỗ trợ điều trị ung thư vú

Dùng nấm linh chi vương ( nấm hoàng chi ), nấm hồng chi, rễ cây bá bệnh và xạ đen rừng lượng bằng nhau. Sắc tất cả với 1 lít nước trong 60 phút. Uống 2 – 3 lần trong ngày cho hết.

Áp dụng bài thuốc này trong 2 – 3 tháng liên tục. Kết hợp uống nước dừa xiêm, kiêng đồ ngọt và các chất kích thích để đẩy lùi tế bào ung thư hiệu quả.

9. Chữa tiểu đường

Bài 1:
Nguyên liệu cần có gồm 10 – 20g nấm linh chi , cắt mỏng hoặc để nguyên đem nấu với 1,5 lít nước. Khi nước sôi tiếp tục đun nhỏ lửa thêm 40 phút nữa. Gạn nước uống nhiều lần trong ngày.

Bài 2:
Cho 20g bột nấm linh chi vào phích nước sôi. Đổ thêm 1,5 lít nước vào, đậy kín nắp phích lại. Sau 1 tiếng có thể uống được.

Ngoài những cách trên, bạn có thể thêm nấm linh chi vào các món cháo, súp hay gà hầm. Cho người bệnh ăn thường xuyên để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

10. Chữa bệnh gút

Sắc nấm linh chi lấy nước uống thay thế một phần lượng nước tiêu thụ trong ngày. Cách này có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, giảm viêm, tăng cường chức năng đào thải axit uric của thận, hỗ trợ điều trị bệnh gout

11. Giảm đau, cải thiện các chứng viêm trong cơ thể

Dùng 30g nấm linh chi, 30g sâm Hoa Kỳ, 30g thạch hộc, 30g khoai mài, 30g mộc nhĩ trắng, 30g nấm hương.

Tất cả tán bột mịn. Mỗi lần dùng lấy 2 – 3g pha nước sôi hoặc cho vào sữa nóng uống.

12. Cải thiện chức năng gan

Bài 1:
Các thành phần của thang thuốc gồm: 10g linh chi, 10g ngải thảo, 10g bạch lạp thụ tử, 10g xích thược, 20g hổ trượng, 4g đại hoàng, 12g thổ tỳ giải, 12g bồ công anh. Sắc uống vào buổi sáng và buổi chiều mỗi ngày 1 thang. Dùng một liệu trình trong 15 ngày liên tục để điều trị viêm gan B, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của gan.

Bài 2:
Dùng 12g nấm linh chi, 9g kê nội kim, 15g nữ trinh tử. Sắc cùng 1 lít nước trong 60 phút. Gạn ra uống làm 2 lần trong ngày.

Bài 3:
Tán nấm thành bột mịn. Mỗi lần lấy 3g chiêu bằng nước trà hoa cúc uống.

13. Bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực phái mạnh

Kết hợp 30g nấm linh chi, 5g đơn sâm và 5g tam thất đem ngâm với 0,5 lít rượu trắng. Để bình rượu nơi thoáng mát trong 30 ngày.

Mỗi lần uống 10 – 15ml x 3 lần/ngày.

14. Phục hồi sức khỏe cho trẻ em, người cao tuổi, bệnh nhân mới ốm dậy

Nấu 300g gạo cùng với thịt gà hoặc sườn lợn thành cháo. Sau đó tiếp tục cho nấm linh chi vào nấu thêm 15 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa ăn. Thưởng thức khi còn nóng.

15. Làm đẹp da, chống lão hóa

Nấm linh chi tán bột mịn. Mỗi tuần 2 lần lấy 3g bột nấm trộn đều cùng 2 thìa mật ong nguyên chất. Đắp hỗn hợp này lên mặt kết hợp mát xa 30 phút để có hiệu quả tốt hơn.

16. Chữa ho gà, hen suyễn, viêm khí quản, viêm phế quản

Dùng linh chi và bách hợp mỗi loại 10g và 8g trần bì. Sắc lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 thang.

17. Chữa mất ngủ, ăn uống kém

Lấy linh chi, tang thầm và long nhãn mỗi vị 10g. Dùng mỗi ngày 1 thang dạng sắc uống

18. Làm mát gan, đẹp da, chữa khó ngủ, ngủ không sâu giấc

Dùng 6g linh chi, 2g cam thảo và 4g hồng táo hãm với nước sôi. Để 20 phút rót uống nhiều lần.

19. Chữa cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bổ máu

Sắc 9g linh chi chung với 6g tam thất lấy nước uống

20. Trị huyết áp thấp

Dùng 10g bột nấm linh chi và 5g bột nhân sâm. Chiêu với nước ấm uống ngày 2 lần, mỗi lần 3g.

Lưu ý khi dùng nấm linh chi
Khi dùng dược liệu này chữa bệnh hoặc sử dụng với mục đích khác, người bệnh cần lưu ý:

Những đối tượng không được sử dụng nấm linh chi

Bệnh nhân thuộc thể hàn
Người đang bị dương hư với biểu hiện chính là hay bị đi ngoài
Trường hợp bị dị ứng với nấm hay bất kì thành phần nào của dược liệu
Người đang chuẩn bị được làm phẫu thuật hoặc đang trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật
Những đối tượng đang bị chóng mặt, nôn ói
Trẻ em dưới 2 tuổi
Thận trọng khi dùng

Bệnh nhân có vấn đề về huyết áp trong quá trình dùng nấm trị bệnh nên theo dõi thường xuyên đề phòng huyết áp bị tăng, giảm quá mức.
Trẻ trên 2 tuổi có thể dùng nấm linh chi nhưng với liều lượng thấp. Có thể tán nấm thành bột trộn một ít vào cháo hay sữa cho bé uống. Trường hợp sử dụng các sản phẩm chiết xuất nguyên chất từ nấm, cần pha loãng với nước cho bé uống.
Bà bầu có thể dùng nấm linh chi dưới dạng trà nhưng chỉ được uống từ tháng thứ 4 trở đi. Liều dùng tối đa 0,5 lít một ngày.
Phân biệt nấm linh chi thật giả

Trên thị trường nấm linh chi, đặc biệt là loại nấm xuất xứ từ Hàn Quốc có giá trị kinh tế khá cao nên nhiều người vì mục đích lợi nhuận mà nhập hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng về bán nhái lại những thương hiệu uy tín. Chính vì vậy, nếu không có kinh nghiệm thì rất dễ mua phải hàng giả, thậm chí “tiền mất tật mang”.

Một số đặc điểm dưới đây có thể giúp bạn phân biệt được nấm linh chi Hàn Quốc thật giả:

Hình dáng: Nấm Hàn Quốc hình tròn méo. Nấm giả hình quả thận
Màu sắc: Nấm thật mặt trên có màu đỏ sậm, bóng, mặt dưới màu vàng chanh, có đường xước màu trắng. Nấm giả mặt trên màu nâu, không sáng bóng, mặt dưới màu xám hoặc nâu, một số có lỗ nhỏ giống như bị mọt đục.
Kích thước: Nấm linh chi Hàn Quốc kích thước to và dày, cầm thấy chắc tay, mỗi tai nấm có thể nặng đến 2 lạng. Nấm giả nặng hơn, đường kính nhỏ, chất xốp và trọng lượng chỉ khoảng 50g.
Độ đàn hồi: Nấm thật khi bẻ rất chắc, khó gãy. Ngược lại nấm giả thì chỉ cần bẻ bằng một lực nhẹ cũng có thể vỡ ra.
Mùi vị: Nấm Hàn Quốc vị nồng, đắng nhẹ, sắc qua vài lần nước vẫn giữ được mùi vị. Trong khi đó nấm giả chỉ cho vị đắng ở nước sắc đầu
Ngoài ra, trong quá trình dùng nấm linh chi người bệnh cũng cần chú ý:

Uống nhiều nước
Không dùng nấm trong thời gian kéo dài liên tục
Khi chế biến nên dùng nồi sành, sứ hay thủy tinh thay vì dùng nồi kim loại nấu. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các phản ứng hoa học sinh ra chất độc không tốt cho cơ thể.
Sử dụng nấm đúng cách và đúng liều lượng phù hợp với vấn đề sức khỏe đang muốn khắc phục
Trong thời gian dùng nấm linh chi, nếu thấy bất kì tác dụng phụ lạ nào, chẳng hạn như ngứa da, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn thì nên ngưng uống ngay.

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *