Ké đầu ngựa

Bán ké đầu ngựa 150 nghìn/kg

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:

Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Nhân Tâm

Địa chỉ: Số 133 ngõ 106 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0978996997

Ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa

Thương nhĩ tử ( hay còn gọi là ké đầu ngựa) là dược liệu có nhiều tác dụng quý như chữa viêm xoang, viêm da, tổ đỉa, bệnh phong tê thấp…Liều dùng 3 – 10g mỗi ngày tùy theo mục đích chữa bệnh.
Tên thường gọi: Thương nhĩ tật lê., Phắc ma, Ké đầu ngựa, Xương Nhĩ, Đài nhĩ thật, Thương nhĩ, Ngưu sắt tử, mac nháng (Tày), Hồ tẩm tử, Thương khỏa tử…
Tên gọi khoa học: : Xanthium strumarium L
Họ: Cúc – Asteraceae
Mô tả về thương nhĩ tử
Đặc điểm thực vật

Thân cây: Thương nhĩ tử còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là cây ké đầu ngựa. Đây là một loại cây thân thảo, sống hàng năm. Cây có chiều cao dao động từ 50 – 120 cm. Trên thân có đường khía rãnh, sờ vào thấy thô ráp vì có nhiều lông cứng.
Lá cây: Mọc kiểu so le, hai bên mép có răng cưa không đều. Lá chia thùy, có phiến đa giác. Cả mặt trên và dưới đều có lông ngắn.
Hoa: Thương nhĩ tử mọc hoa thành cụm bao gồm 2 loại. Hoa đực nhỏ mọc ở các cành ngắn, cho phấn hoa. Loại còn lại là hoa cáu mọc đâm ra từ các nách lá sản sinh ra quả, hoa không có lông mào.
Quả: Quả thương nhĩ tử dạng bế kép, hình trứng hoặc hình thoi. Vỏ dai và cứng, có nhiều gai nhọn sắc. Bên trong chia làm 2 ngăn.
Phân bố

Cây thương nhĩ tử là loài bản địa của châu Mỹ. Cây được di thực vào nước ta và mọc hoang ở khắp các tỉnh thành ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tại Trung Quốc, dược liệu này được trồng canh tác ở nhiều tỉnh như Giang Tô, Sơn Đông hay Hồ Bắc…

Bộ phận dùng

Có thể dùng quả, lá và thân cây thương nhĩ tử làm dược liệu trị bệnh

Thu hái – sơ chế

Lá và thân cây có thể thu hái quanh năm. Dùng tươi hay sấy khô trước khi sử dụng
Quả: Trái thương nhĩ tử được thu hoạch lúc chín, mùa quả thường là vào tháng 8 – 9 hàng năm. Quả được hái đem về cắt hay đốt cho sạch gai, phơi nắng cho khô.
Bào chế thuốc

Vị thuốc thương nhĩ tử có thể được điều chế thành cao hoặc viên trước khi dùng. Cách thực hiện như sau:

Dạng viên hoàn (thương nhĩ hoàn): Dùng phần thân cây ké đầu ngựa mọc nổi trên mặt đất, cắt khúc ngắn, rửa sạch. Cho dược liệu vào nồi đổ ngập nước, sắc trong khoảng 60 phút. Gạn nước ra, tiếp tục đổ nước vào nấu thêm lần 2. Trộn chung nước sắc ở cả hai lần lại với nhau nấu trên lửa nhỏ cho cô đặc thành một dạng cao lỏng. Sau cùng, thêm bột vào trộn đều sao cho không còn ướt tay, vo thuốc thành nhiều viên hoàn nhỏ. Mỗi lần uống 16 – 20g x 3 lần/ngày trước các bữa ăn chính.
Thương nhĩ tử dạng cao: Dùng toàn cây thái nhỏ đem nấu với 1 lượt nước cho cô đặc thành cao lỏng. Để nguội, ruôn vào chai thủy tinh rồi vặn nắp cho thật chặt phòng ngừa trường hợp nắp bị bật ra ngoài do cao thương nhĩ lên men. Mỗi ngày uống 6 – 8g bằng nước ấm. Liệu trình điều trị kéo dài khoảng 30 – 60 ngày.
Thành phần hoá học:

Trong thành phần của thương nhĩ tử chứa một số chất sau:

Xanthostrumarin
Xanthanol
Vitamin C
Protein
Dầu béo
Alkaloid
Saponin
iod
Vị thuốc thương nhĩ tử
Tính vị

Tính ấm
Vị: Đắng, cay
Quy kinh:

Thương nhĩ tử có khả năng đi vào các kinh Phế, Can ( sách Trung dược đại từ điển ), kinh Phế ( sách Trung dược học và Lôi Công bào chế dược tính giải ), kinh Túc quyết âm Can ( sách Ngọc thu dược giải ), kinh Can, Tỳ ( Bản thảo cầu chân ), kinh Can, Thận ( sách Hội ước y kính )

Tác dụng dược lý, chủ trị

– Theo y học cổ truyền:

Thương nhĩ tử có tác dụng chỉ thống, tán phong, khu thấp, kháng khuẩn, làm thông mũi. Chủ trị:

Đau đầu phong hàn
Viêm khớp
Mụn nhọt
Co rút các chi
Nổi mề đay mẩn ngứa
Sốt rét
Viêm xoang, viêm mũi dị ứng
Bướu cổ
Thấp khớp và một số chứng bệnh khác

– Theo y học hiện đại:

Tác dụng giảm đường huyết: Hoạt chất Xanthostrumarin trong vị thuốc thương nhĩ tử có tác dụng hạ đường huyết khi thử nghiệm trên thỏ, chó hay những con chuột lớn khỏe mạnh.
Đối với hệ hô hấp: Nước sắc thương nhĩ tử trấn ho. Sử dụng với liều lượng nhỏ làm hưng phấn hô hấp như liều cao lại gây ức chế hô hấp.
Đối với hệ tim mạch: Chiết xuất thương nhĩ tử có khả năng ức chế các cơ co bóp ở tim, làm giảm nhịp tim. Thử nghiệm trên tai thỏ thấy các mạch máu giãn nở. Dùng theo đường tiêm tĩnh mạch làm giảm huyết áp một cách tạm thời.
Tác dụng kháng khuẩn: Theo Trung dược học, thương nhĩ tử thể hiện khả năng ức chế rõ đối với các chủng vi khuẩn liên cầu B, khuẩn cầu chùm sắc vàng kim, chân khuẩn và khuẩn song cầu gây bệnh viêm phổi.
Liều dùng – cách sử dụng

Mỗi ngày có thể dùng vị thuốc thương nhĩ tử với liều lượng 3 – 10g theo dạng sắc uống, đắp ngoài da, làm hoàn hoặc bào chế thành cao uống.

Độc tính

Thương nhĩ tử hơi độc. Cần thận trọng khi sử dụng để tránh bị ngộ độc.

Bài thuốc sử dụng thương nhĩ tử
1. Điều trị mụn nhọt chưa có mủ

Rửa sạch 15g lá thương nhĩ tươi với nước muối, để ráo nước rồi giã nát đắp trực tiếp lên nốt mụn nhọt. Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều trong 3 ngày lên tục sẽ giúp mụn nhọt bớt sưng đau và nhanh bị xẹp xuống.

2. Điều trị bệnh bướu cổ

Kết hợp 15g thương nhĩ tử với 40g cây bách giải. Cả hai đem nấu chung với 1 lít nước trong 15 phút. Gạn uống nhiều lần trong ngày.

3. Điều trị bệnh tổ đỉa

Chuẩn bị thang thuốc gồm 45g quả thương nhĩ tử, 45g yến diện (hạ khô thảo ), 30g vỏ cây núc nác, 20g địa hoàng, 15g hạt quả dành dành. Cho tất cả vào chảo sao vàng, tán bột mịn, vo thành nhiều viên hoàn cỡ hạt đậu xanh. Ngày dùng 15 viên chia làm 3 lần uống sau khi ăn. Một liệu trình kéo dài trong 5 – 7 ngày liên tục.

4. Chữa trị bệnh thấp khớp hoặc viêm khớp

Áp dụng bài thuốc: Thương nhĩ tử 12 g, cây cứt lợn 28g, cây thuốc cứu 12g, nam ngưu tất 12g, thổ tỳ giải 20g, cỏ nhọ nồi 16g. Các vị thuốc đã chuẩn bị đem rửa sạch, sao vàng, sắc lấy 300ml nước, chia làm 2 lần uống.

5. Điều trị bệnh viêm da cơ địa làm mủ

Bài 1:

Dùng thang thuốc gồm: Quả thương nhĩ tử, nhẫn đông hoa, diếp hoang, thổ phục linh, ngổ núi mỗi loại 30g. Cho hết thuốc vào ấm, đổ thêm 600ml nước sắc còn 150ml. Ngày sắc 1 thang chia 2 lần uống trọng ngày liên tục.

Bài 2:

Quả thương nhĩ tử, húng trám mỗi vị 10g, diếp hoang 15g, dã cam thảo 2g. Tất cả các vị trộn đều với nhau, chia thành các gói có trọng lượng khoảng 42g. Mỗi ngày lấy 1 gói hãm với nước sôi uống thay trà.

6. Điều trị tăng tiết dịch, nghẹt mũi khi bị viêm mũi dị ứng

Thu hái quả thương nhĩ tử tươi với số lượng lớn, đem phơi hoặc sấy khô, nghiền bột mịn cất vào lọ kín dùng dần. Mỗi ngày lấy 4 – 7g bột thuốc hòa tan với nước đun sôi để nguội uống.

7. Điều trị bệnh phong hủi

Bài thuốc uống trong:

Dùng 600g địa quỳ và 120 thương nhĩ tử. Cả hai sao vàng, tán bột, trộn chung với lượng nước cơm vừa đủ để làm hoàn. Kích thước mỗi viên khoảng 4g. Mỗi lần uống 2 viên x 3 lần/ngày với nước đun sôi để nguội.

Hoặc 12g lá thương nhĩ tử, 12g lá cây lá đắng, 12g lá cây tỳ ma (thầu dầu tía ), 12g củ khúc khắc, 8g lá cây cù đèn, 8g lá hồng hoa, 8g lá thảo cao, 8g kinh giới, 8g cây giần sàng, 8g bạch chỉ, 8g tục đoạn.

Thuốc dùng ngoài:

Lá thương nhĩ, lá cà lục dược, lá bá tử nhân, lá cau, lá cây cù đèn, lá ngải diệp, lá thông, lá quýt mỗi thứ 1 nắm. Rửa sạch thuốc, đem nấu với 2 lít nước trong 10 phút. Pha loãng với nước lạnh để tắm rửa hàng ngày. Áp dụng khoảng 10 ngày liên tục sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.

8. Điều trị mụn nhọt, mụn lở ngoài da

Bài 1:

Kết hợp 10g thương nhĩ tử, 20g nhẫn đông hoa ( kim ngân hoa) đem phơi khô, trộn chung với nhau cho đều. Đóng thuốc thành các gói nhỏ có trọng lượng khoảng 30g. Mỗi ngày chỉ cần lấy 1 gói hãm với nước sôi uống rất tiện lợi.

Bài 2:

Dùng thương nhĩ tử, cây ngổ đất mỗi loại 10g, cam thảo 20g, diếp trời ( bồ công anh) 15g, nhẫn đông hoa 5g. Rửa sạch thuốc, phơi vài nắng cho thật khô, đóng thành các gói nhỏ 42g. Mỗi ngày lấy 1 gói cho vào ấm hãm với nước sôi khoảng 15 phút rồi uống.

9. Điều trị bệnh phong tê thấp, co rút tứ chi

Dùng 12g quả thương nhĩ tử, giã nhỏ sắc kỹ lấy nước uống.

10. Điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ( viêm đường tiểu)

Dùng bài thuốc gồm các dược liệu: Thương nhĩ tử, nhẫn đông hoa mỗi vị 15g, cây bòng bong, cây xa tiền mỗi vị 20g. Sắc tất cả chung với 1,5 lít nước. Khi nước sôi vặn nhỏ lửa liu riu nấu cho thuốc cạn còn 800ml thì ngưng. Chia làm 3 phần uống hết trong ngày. Uống liền 7 ngày để bệnh tình có sự chuyển biến tích cực.

11. Điều trị bệnh phong thấp có biểu hiện sưng đau khớp, nửa người tê dại, bệnh viêm xoang mũi, sổ mũi, đau nhức ê ẩm trên đỉnh đầu hoặc trước trán, các chi ra nhiều mồ hôi lở ngứa

Dùng 12g quả thương nhĩ tử, 8g khương giới, 8g đỗ nhược, 6g xuyên khung, 6g cây sơn thục. Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

12. Điều trị bệnh bí tiểu, phù thũng, sỏi thận

Kết hợp thương nhĩ tử với hạt ngũ sắc ( đinh lịch ) lượng bằng nhau. Hạt ngũ sắc phơi khô, tán nhỏ. Thương nhĩ tử đem đốt cháy thành than (thiêu tồn tính ), tán nhuyễn. Cả hai trộn chung, cho vào lọ có nắp đậy dùng dần. Mỗi ngày 2 lần lấy 8g hãm với nước sôi uống.

13. Điều trị chứng phong khí nổi mẩn ngứa

Bài thuốc uống trong:

Dùng 8g lá thương nhĩ tử tán thành bột mịn. Khi dùng pha chung với một ít rượu ngâm đậu đen uống.

Bài thuốc dùng ngoài:

Chuẩn bị một số loại lá gồm lá thương nhĩ tử, lá vô hoàn, lá thủy liễu, lá cây thuốc bỏng. Tất cả đem nấu nước để xông hơi. Khi nước nguội dùng lau người.

14. Điều trị đau răng

Dùng quả thương nhĩ tử sắc lấy nước đặc. Ngậm thuốc trong miệng 10 phút rồi nhổ ra. Áp dụng liên tục nhiều lần trong ngày cho đến khi hết đau răng.

15. Điều trị apxe ăn sâu vào trong

Kết hợp 50g quả thương nhĩ tử và 30g thài lài. Giã đắp lên ổ áp xe ngày 1 – 2 lần.

16. Điều trị bệnh apxe vú, chảy máu vết thương

Dùng cây thương nhĩ tử tươi giã nát, đắp ngoài khu vực tổn thương.

17. Điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng gan, phong

Dùng thương nhĩ tử, cây muồng lác, cỏ mần trầu, bèo tai tượng mỗi vị 15g, hoa kinh giới, dã cam thảo, bạc hà, cây hoa ngũ sắc, chổi đực, nghể bà mỗi vị 10g.

Các vị trên gộp chung lại thành một thang, cho vào ấm đổ 1 bát nước vào sắc đến khi cạn còn 8 phần thì tắt bếp. Gạn thuốc ra để nguội uống vào buổi sáng. Dùng 1 thang mỗi ngày đều đặn đến khi các triệu chứng dứt hẳn.

18. Điều trị bệnh viêm xoang, sưng đau cổ họng, nghẹt mũi, đau đầu

Chuẩn bị 20g thương nhĩ tử, 30g kỵ thảo, 6g chỉ hương, 10g kinh giới, 4g kim bồn thảo, 60g gạo tẻ. Trước tiên sắc các vị dược liệu lấy nước rồi đem hầm chung với gạo tẻ thành cháo. Khi cháo chín nhừ, nêm thêm một chút đường vào, quậy tan, dọn ra chờ cháo nguội bớt, ăn hết trong 1 lần.

Tùy theo mức độ bệnh mà tình trạng có thể cải thiện sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày.

19. Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Dùng 16g thương nhĩ tử, 15g cây hoa ngũ vị, 30g kim ngân hoa. Sắc thuốc cùng 4 bát nước lấy 1 bát, chia làm 2 lần dùng trong ngày cho hết. Trường hợp bị viêm mũi dị ứng mà bị lạnh bàn chân thì nên kết hợp ngâm chân vào nước ấm 10 phút mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

20. Điều trị mụn đinh nhọt độc

Lấy 5 chỉ thương nhĩ tử cho vào chảo sao qua, tán bột mịn. Quậy thuốc chung với 1 ít rượu vàng uống. Kết hợp dùng lòng trắng trứng gà thoa vào chỗ nốt mụn đinh nhọt trong vài ngày.

21. Chữa nghẹt mũi làm giảm khả năng ngửi mùi, mũi chảy nước vàng, đau nhức trên trán

Áp dụng thang thuốc: 8g thương nhĩ tử, 30g chỉ hương, 1.5g nạt nặm, 15g mộc lan. Trừ bạc hà, tất cả các vị thuốc còn lại cho vào ấm sắc trước trong khoảng 30 phút. Sau cùng mới cho nạt nặm (bạc hà) vào, nấu sôi trở lại thì ngưng. Gạn uống 3 lần khi thuốc còn ấm.

22. Bài thuốc tiêu phong, tán độc, chữa bệnh ghẻ chốc

Dùng thương nhĩ tử xào chung với thịt hến. Ăn ngày 1 lần.

23. Chữa bệnh mề đay

Bài 1: Dùng cho các trường hợp mề đay nổi thành đám, lặn nổi liên tục nhiều chỗ.

Lấy 10g thương nhĩ tử, 15g giả tô và 15g nạt nặm, 300g gạo tẻ. Gạo vo sạch, các vị thuốc đem rửa và sắc lấy nước. Dùng nước thuốc hầm gạo cho nhừ thành cháo. Ăn hàng ngày cho đến khi mề đay lặn hoàn toàn.

Bài 2: Áp dụng cho người bị nổi mề đay có biểu hiện ngứa nhiều, nóng đỏ da

Kết hợp 15g hạt thương nhĩ tử, 30g địa hoàng, 12g nạt nặm. Dùng thuốc theo dạng sắc, mỗi ngày 1 thang.

24. Điều trị vết đốt côn trùng hay vết cắn của các loài có độc

Hái 1 nắm lá thương nhĩ tử tươi, rửa với nước muối cho sạch, giã nát. Lọc nước uống, phần bã dùng đắp ngoài tổn thương.

25. Điều trị chảy nước mũi đục nhiều không ngưng

Dùng 2,5 chỉ thương nhĩ tử, 1 lượng cây xuyên bạch chỉ, 1/2 lượng tân di hoa, 1/2 chỉ nạt nặm (bạc hà). Đem thuốc phơi khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 2 chỉ chung với hành, trà xanh sau khi ăn.

26. Điều trị bệnh viêm da

Bài 1:

Thương nhĩ tử, múi mác, nhẫn đông hoa, cúc giáp, thổ phục linh mỗi vị 30g. Sắc thuốc cùng 600ml nước cho cạn còn 100ml. Chia làm 2 phần đều nhau uống trong ngày cho hết. Dùng ngày 1 thang liên tục trong 7 ngày.

Bài 2:

Thương nhĩ tử 10g, cúc giáp 10g, bồ công anh 15g, nhẫn đông hoa 5g, thổ cam thảo 2g. Hãm thuốc uống thay trà , mỗi ngày 1 thang.

27. Chữa sổ mũi, nước mũi chảy ra trong hoặc đặc

Thương nhĩ tử sao vàng, nghiền thành bột. Mỗi ngày lấy 4- 8g bột thuốc uống chung với nước đun sôi để nguội.

28. Chữa bệnh phong thấp đau khớp

Dùng thương nhĩ tử 12g, lan hòe 8g, kinh giới 8g, hương thảo và thiên niên kiện mỗi vị 6g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang.

29. Điều trị bệnh phong

Thương nhĩ tử tươi giã nát, vắt lấy nước cốt đem nấu cô đặc thành cao. Cắt khối cao thành các thỏi nhỏ cỡ 300g. Mỗi ngày mua một con cá chuối ( cá lóc) đen mổ một đường nhỏ ở bụng để nhét thỏi cao vào. Bỏ cá vào nồi nấu chung với lượng nước vừa đủ và một ít rượu trắng cho chín. Dọn ăn khi còn nóng, 1 ngày 1 con trong 3 – 5 ngày liền.

*Lưu ý: Trong quá trình điều trị bệnh cần kiêng muối 100 ngày liền.

30. Điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em

Dùng 10g thương nhĩ tử, 20g nhẫn đông hoa. Đem thuốc hãm với 500ml nước sôi, ủ trong 10 phút. Rót ra để nguội cho các bé trên 1 tuổi uống. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng liều bằng một nửa so với liều trên.

31. Điều trị bệnh phong ở nữ giới gây nổi mẩn đỏ dưới da, ngứa gãi nhiều

Hái hoa và quả thương nhĩ tử lượng bằng nhau . Sấy khô, tán dược liệu thành bột mịn. Mỗi lần dùng 8g pha chung với nước nấu từ đỗ đen hoặc đỗ xanh uống.

32. Điều trị bệnh viêm da có mủ và các chứng nhiễm trùng da thứ phát

Lấy 30g thương nhĩ tử, 30g diếp trời, 30g ngổ đất, 30g thổ phục linh, 30g nhẫn đông hoa. Sắc thuốc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang.

33. Chữa dị ứng

Chuẩn bị: Thương nhĩ tử 15g, đỗ phụ 8g, khổ sâm 8g, hồi thảo 8g, chi tử 8g, địa hoàng 12g, cam thảo 4g. Sắc thuốc uống 1 thang trong ngày.

34. Giảm cân, cai thuốc lá

Thương nhĩ tử sao qua, tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 4 – 8g bột thuốc uống chung với 1 cốc trà xanh có tác dụng cắt cơn thèm thuốc, hỗ trợ giảm cân ở người bị thừa cân, béo phì.

35. Chữa sốt rét

Dùng thương nhĩ tử dạng viên hoàn hoặc cao uống theo liều lượng được thầy thuốc chỉ định.

36. Điều trị bệnh viêm xoang do đởm nhiệt

Dùng thương nhĩ tử lượng vừa đủ kết hợp với mật lợn và 240g cành lá cây thổ hoắc hương. Hai vị dược liệu đem sao khô, tán thành bột, trộn chung với mật lợn làm hoàn. Liều dùng mỗi ngày 15g theo đường uống.

37. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư

Trường hợp bị ung thư mũi

Dùng khương phác hoa 15g và thương nhĩ tử 10g. Cả hai tán bột, mỗi ngày lấy 8 – 12g sắc nước chia 2 – 3 lần uống.

Trường hợp bị ung thư não

Dùng 6g cửu tiết xương bồ, 15g thương nhĩ tử, 10g tiểu thảo (viễn chí), 16g thảo hà xa. Mỗi ngày dùng 1 thang để điều trị bệnh theo dạng sắc uống.

Các loại ung thư khác

Hái 20g quả và lá thương nhĩ tử sắc kỹ lấy nước uống hàng ngày.

Lưu ý khi sử dụng thương nhĩ tử

Không dùng dược liệu trong các trường hợp bị tí thống hoặc nhức đầu do huyết hư, án khí hao huyết, người bị dị ứng với thương nhĩ tử,
Không uống quá liều lượng cho phép dẫn đến trúng độc. Các biểu hiện ngộ độc thương nhĩ tử có thể xảy ra như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nôn ói nhiều…
Thương nhĩ tử kỵ với nước vo gạo, thịt lợn và thịt ngựa. Tránh sử dụng chúng cùng lúc.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *