Tân di

Bán tân di 200 nghìn/kg

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:

Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Nhân Tâm

Địa chỉ: Số 133 ngõ 106 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0978996997

Tân di

Tân di

Tân di là nụ hoa Mộc lan đã được phơi hoặc sấy khô. Dược liệu này có vị cay, tính ấm, tác dụng thông khiếu, giải biểu, khu phong và chỉ thống. Tân di thường được sử dụng trong bài thuốc, món ăn chữa bệnh viêm xoang và viêm mũi cấp – mãn tính.

Tên gọi khác: Nghinh xuân, Bút hoa, Khương phác hoa, Phòng mộc, Tân thẩu, Trân trĩ, Hâu đào.
Tên khoa học: Flos Magnolia liliiflora
Họ: Ngọc lan (danh pháp khoa học: Magnoliaceae)
Mô tả dược liệu tân di
Tân di là nụ hoa Mộc lan (Magnolia liliiflora) đã được phơi khô, thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae).

1. Đặc điểm của tân di
Tân di có hình trứng, kích thước nhỏ. Sau khi phơi khô, nụ hoa có màu xám đen và được bao phủ lớp lông dày, mịn có màu trắng xám.

2. Bộ phận dùng
Nụ hoa.

3. Phân bố
Cây mộc lan không có nước ta và chỉ phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, tập trung nhiều nhất ở một số tỉnh như Thiểm Tây, Tứ Xuyên, An Huy, Hồ Bắc, Hà Nam,…
4. Thu hoạch – sơ chế
Nên thu hoạch khi hoa chưa nở (thường là vào cuối thu – đầu xuân). Sau khi hái về đem cắt bỏ cành rồi phơi âm can đến khi khô hoàn toàn.

Không nên phơi nụ hoa mộc lan ở ngoài nắng hoặc sấy ở nhiệt độ cao vì có thể làm giảm dược tính chữa bệnh.

5. Bảo quản
Tân di rất dễ hư hại và ẩm mốc. Vì vậy nên bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp. Thỉnh thoảng nên đem dược liệu phơi trong mát để tránh mối mọt.

6. Thành phần hóa học
Tân di chứa một số thành phần hóa học như Salicifoline, Cineol, a-Pinene, Paeonidin, Magnoflorine, Lignans, Fargesin,…

Vị thuốc tân di
1. Tính vị
Vị cay, tính ấm.

2. Quy kinh
Quy vào kinh Phế, Vị.

3. Tác dụng dược lý
– Tác dụng của tân di theo Đông Y:

Công dụng: Thông khiếu, chỉ thống, giải biểu và khu phong.
Chủ trị: Tắc nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu do viêm xoang hoặc viêm mũi.
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Tác dụng kháng nấm: Nước sắc từ dược liệu có tác dụng ức chế mạnh đối với nấm da.
Tác dụng đối với huyết áp: Chích tĩnh mạch hoặc tiêm dịch chiết từ tân di vào khoang bụng của súc vật gây tê nhận thấy tác dụng hạ áp rõ rệt. Tuy nhiên khi cho súc vật uống nước sắc tân di thì không có tác dụng hạ huyết áp.
Nước tắc dược liệu có tác dụng kích thích tử cung của chó, thỏ và làm giảm dịch tiết ở mũi.
Tân di có tác dụng giãn mạch, tăng lưu thông máu và ức chế một số virus/ vi khuẩn gây nhiễm trùng hô hấp trên như virus cúm, trực khuẩn bạch cầu, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn type A, trực khuẩn lỵ,…
4. Cách dùng – liều lượng
Tân di được sử dụng ở dạng sắc, hãm, thuốc bột hoặc dùng để chế biến các món ăn hỗ trợ điều trị và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên tân di có nhiều lông nên có thể gây kích thích cổ họng khi sử dụng, để làm giảm tình trạng này nên cho dược liệu vào túi vải trước khi đem sắc hoặc hãm.

Liều dùng thông thường: 4 -12g/ ngày.

Một số món ăn và bài thuốc chữa bệnh từ tân di
1. Bài thuốc chữa cảm mạo gây tắc mũi, đau đầu

Bài thuốc 1: Chuẩn bị tô diệp 6g và tân di 3g, đem sắc uống hằng ngày.
Bài thuốc 2: Dùng tân di lượng vừa đủ sấy khô, tán bột mịn rồi mỗi lần dùng 1 ít bột hít vào mũi. Ngày thực hiện 2 lần giúp giảm dịch tiết hô hấp và thông mũi hiệu quả.
Bài thuốc 3: Chuẩn bị xuyên khung, bạch chỉ, tân di và phòng phong các vị bằng lượng nhau. Dùng sắc lấy nước uống, ngày sắc 1 thang.
2. Bài thuốc trị viêm xoang và viêm mũi

Bài thuốc 1: Đem luộc trứng gà 3 quả với tân di 9g, sau đó lấy nước uống và ăn trứng.
Bài thuốc 2: Dùng bạc hà 6g, tân di 9g và ké đầu ngựa 15g sắc lấy nước uống. Sau đó dùng bã sắc tiếp đến khi nước cô đặc lại thì hòa với nước ép củ hành rồi dùng nhỏ mũi.
Bài thuốc 3: Chuẩn bị bạch chỉ, bạc hà, tân di và ké đầu ngựa các vị bằng lượng nhau. Rửa sạch dược liệu rồi đem sắc uống.
Bài thuốc 4: Đem mộc hương và tân di mỗi vị 3g, rượu ngâm hoàng bá 9ml và rượu ngâm tri mẫu 9ml sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 5: Chuẩn bị thạch xương bồ, tạo giác và tân di bằng lượng nhau. Đem các vị sấy khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 1 ít bột bọc trong vải rồi nhét vào bên trong lỗ mũi.
Bài thuốc 6: Đem ngâm nga bất thực thảo 5g và tân di 20g với nước trong 48 giờ. Sau đó chưng cất lấy nước dùng nhỏ mũi, sử dụng vài lần/ ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Bài thuốc 7: Dùng tân di 3g sắc uống hằng ngày cho đến khi khỏi.
Bài thuốc 8: Đem hồng đằng 30g và tân di 9g, sắc uống ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc 9: Sắc ké đầu ngựa 6g với tân di 3g, uống khi thuốc còn ấm.
3. Bài thuốc chữa chứng ho

Chuẩn bị: Tân di 5 – 7 nụ.
Thực hiện: Sắc kỹ lấy nước rồi chế thêm 1 ít mật ong vào, uống khi còn ấm.
4. Bài thuốc chữa chứng hoa mắt chóng mặt, say nắng, bức bối trong ngực

Chuẩn bị: Tân di 5 – 7 nụ.
Thực hiện: Hãm với trà mạn rồi dùng uống.
5. Bài thuốc chữa đau đầu do mạch máu ứ tắc và tăng huyết áp

Chuẩn bị: Tân di 3 – 12g.
Thực hiện: Hãm uống thay trà, có thể thêm 1 ít đường phèn cho dễ uống.
6. Bài thuốc chữa đau nhức chân răng

Chuẩn bị: Muối tinh 15g, xà sàng tử 60g và tân di 30g.
Thực hiện: Tán bột mịn, mỗi lần dùng 1 ít bột thuốc chà xát vào chân răng sưng đau. Có thể dùng đồng thời với bài thuốc uống (dùng tân di 1.5g sắc uống).
7. Bài thuốc chữa chứng cổ trướng do xơ gan

Chuẩn bị: Rễ tân di 1kg.
Thực hiện: Sắc 3 lần, mỗi lần sắc trong 2 giờ đồng hồ. Hòa nước sắc với nhau rồi cô lại còn 2 lít. Mỗi lần uống 20ml, ngày uống 3 lần.
8. Bài thuốc chữa chứng đau bụng kinh, khó thụ thai ở phụ nữ

Chuẩn bị: Tân di 20 – 30 nụ.
Thực hiện: Tán vụn rồi sắc uống trước khi ăn sáng.
9. Bài thuốc chữa hôi nách

Chuẩn bị: Xuyên khung, tế tân, tân di và mộc hương bằng lượng nhau.
Thực hiện: Tán bột và xát trực tiếp vào nách.
10. Bài thuốc chữa chứng đau đầu, tắc mũi do cảm mạo phong hàn

Chuẩn bị: Bạch chỉ, tân di, thăng ma, cảo bản, xuyên khung, mộc thông, tế tân, phòng phong, cam thảo mỗi vị 0.4g.
Thực hiện: Tán bột mịn, mỗi lần dùng 12g sắc uống hoặc hòa với nước ấm uống.
11. Bài thuốc trị chảy nước mũi, tắc mũi do viêm xoang mũi hoặc viêm mũi mãn tính

Bài thuốc 1: Chuẩn bị thương nhĩ tử 8g, tân di 6g, sinh địa 20g, hoàng bá và bạch chỉ mỗi vị 12g, thông bạch 40g, tế tân 4g. Đem sắc uống, uống bài thuốc cách ngày.
Bài thuốc 2: Dùng thương nhĩ tử 12g và tân di 12g sắc đặc. Để nước sắc nguội rồi dùng nhỏ mũi, ngày dùng 3 – 4 lần. Chỉ nên sắc lượng vừa đủ và sử dụng trong 2 ngày. Nếu bệnh chưa hết thì nên sắc thuốc mới.
12. Canh trứng tân di chữa viêm mũi xuất tiết, niêm mạc mũi sưng nề, đờm đặc vàng, đau cánh mũi, nhức đầu

Chuẩn bị: Trứng gà 2g, tân di 10g, bạc hà tươi 10g và ty qua đằng 60g.
Thực hiện: Đem ty qua đằng rửa sạch và cắt thành đoạn ngắn, sau đó cho vào nồi cùng với tân di và trứng gà. Khi trứng gần chín thì bóc bỏ vỏ rồi cho vào nấu tiếp. Sau cùng thêm bạc hà 10g vào nấu thành canh. Ăn 1 lần/ ngày liên tục trong 5 – 10 ngày.
13. Tân di hầm rượu chữa đau bụng, đâu nhức vùng răng hàm mặt, đau đầu, nghẹt mũi

Chuẩn bị: Rượu trắng, tân di 10g.
Thực hiện: Sắc tân di với rượu và dùng uống nóng.
14. Trà tân di lợi đàm, thích hợp với người bị viêm mũi xuất tiết, đau đầu, đờm vàng đặc

Chuẩn bị: Thương nhĩ tử, tân di mỗi thứ 12g, bạc hà 6g, chi tử 20g.
Thực hiện: Đem dược liệu tán vụn rồi pha hãm với chè xanh, uống khi thuốc còn ấm. Nên dùng bài thuốc liên tục trong 7 – 20 ngày.
15. Bài thuốc chữa cảm cúm, chảy nước mũi

Chuẩn bị: Lá tía tô 8 – 10g, tân di 3 – 4g.
Thực hiện: Hãm hoặc sắc lấy nước uống, áp dụng bài thuốc liên tục trong 2 – 3 ngày.
16. Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng và viêm xoang cấp – mãn tính

Chuẩn bị: Hoa cây tỳ bà, búp lá tân di thụ bằng lượng nhau.
Thực hiện: Đem các vị phơi khô, tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8g bột thuốc uống với rượu nhạt, ngày dùng 2 lần.
17. Bài thuốc chữa nghẹt mũi, chảy nước mũi do viêm xoang, cảm cúm và cảm lạnh

Chuẩn bị: Cây vòi voi (sao) 15g, quả ké đầu ngựa 20g, rễ dâu (dùng sống) 40g và tân di (sao) 20g.
Thực hiện: Sắc uống và dùng sau khi ăn.
Những lưu ý khi sử dụng vị thuốc tân di
Kiêng dùng cho người âm hư hỏa vượng.
Cần thận trọng khi bào chế thuốc nhỏ mũi nhằm hạn chế nguy cơ nóng rát niêm mạc mũi và nhiễm trùng.
Tân di là vị thuốc quý có công dụng điều trị các chứng bệnh về đường hô hấp trên như viêm xoang và viêm mũi. Tuy nhiên bạn không nên tùy tiện sử dụng dược liệu. Thay vào đó cần tiến hành thăm khám để thầy thuốc hướng dẫn bài thuốc điều trị phù hợp.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *