Tế tân

Tế tân 300 nghìn/kg

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:

Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Nhân Tâm

Địa chỉ: Số 133 ngõ 106 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0978996997

Tế tân

Tế tân

Tế tân có đặc tính thông khiếu, hóa đàm, ôn phế, phát hãn và khu phong. Với các tác dụng này, dược liệu tế tân được dân gian tận dụng để điều trị chứng ho có đờm, nghẹt mũi, đau đầu do cảm mạo và đau nhức xương khớp do phong thấp.
Tên gọi khác: Thiểu tân, kim bồn thảo, độc diệp thảo, tiểu tân và tế thảo,…
Tên khoa học: Asarum sieboldii
Họ: Mộc hương (danh pháp khoa học: Aristolochiaceae)
Mô tả dược liệu Tế tân
1. Đặc điểm thực vật
Tế tân là loài thực vật cỡ nhỏ, chiều cao chỉ khoảng 10 – 24cm. Thân rễ phân thành nhiều nhánh và bò ngang dưới mặt đất. Cây có rễ nhiều, dài và nhỏ, khi vê ở tay có mùi thơm đặc trưng. Tế tân có lá mọc từ rễ, cuống dài khoảng 5 – 18cm, mỗi cây chỉ khoảng 2 – 3 lá. Phiến lá hình tim, rộng khoảng 6 – 12cm và dài từ 4 – 9cm, mặt lá nhẵn và có rãnh chạy dọc.

Hoa mọc từ rễ, cuống dài khoảng 3 – 5cm và có màu nâu nhạt. Quả gần như là hình cầu, khi nếm vào lưỡi có mùi thơm và vị cay.

2. Bộ phận dùng
Toàn cây.

3. Phân bố
Tế tân phân bố chủ yếu ở các tỉnh như An Huy, Triết Giang, Cát Lâm, Giang Tây, Thiểm Tây, Liêu Ninh, Cam Túc, Hồ Bắc,… ở Trung Quốc. Loài thực vật này ưa khu vực đất ẩm, có nhiều bóng râm và giàu mùn.

4. Thu hái – sơ chế
Thu hái vào giữa tháng 5 – 7. Khi đào cần lấy cả rễ, sau đó đem rửa sạch và phơi trong bóng râm.

5. Bảo quản
Dược liệu dễ mốc rữa nên cần để nơi khô ráo và thoáng gió.

6. Thành phần hóa học
Trong cây có chứa khoảng 2.75% tinh dầu, bên trong tinh dầu có chứa hợp chất xeton, nhựa, metyl-eugenola, pinen, acid hữu cơ, phenol,…

Vị thuốc tế tân
1. Tính vị
Vị cay, tính ấm.

2. Qui kinh
Qui vào kinh Thận, Phế và Tâm.

3. Tác dụng dược lý
– Theo Đông Y:

Tác dụng: Ôn phế, hóa đàm ẩm, giảm đau, thông khiếu, tán hàn, khu phong, chỉ khái và phát hãn.
Chủ trị: Đau nhức răng, đau đầu, ho có đờm, hôi miệng, đau nhức xương khớp, cảm phong hàn.
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Tác dụng kháng khuẩn: Cồn chiết xuất từ tế tân có tác ức chế trực khuẩn thương hàn và một số vi khuẩn gram dương.
Tác dụng giảm đau: Tế tân có tác dụng gây tê và giảm đau nhức tại chỗ.
Tác dụng giải nhiệt: Thực nghiệm trên động vật cho thấy nước sắc từ dược liệu có tác dụng hạ thân nhiệt.
4. Cách dùng – liều lượng
Tế tân có thể được dùng bằng cách sắc uống, nhai trực tiếp, tán bột, làm hoàn hoặc dùng ngoài. Nếu dùng uống, chỉ nên sử dụng từ 4 – 8g/ ngày.

Bài thuốc điều trị bệnh từ dược liệu tế tân1. Bài thuốc trị ngoại cảm phong hàn

Chuẩn bị: Phụ tử 8g, tế tân 4g và ma hoàng 4g.
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
2. Bài thuốc đau nhức răng

Chuẩn bị: Xuyên ô 2g, bạch chỉ, tế tân và nhũ hương mỗi thứ 4g.
Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó dùng 1 – 2g rắc vào chân răng đau nhức. Ngày thực hiện 3 – 4 lần cho đến khi khỏi.
3. Bài thuốc chữa đau răng kèm sưng đỏ

Chuẩn bị: Thạch cao sống 40g và tế tân 4g.
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
4. Bài thuốc trị lở miệng

Chuẩn bị: Hoàng liên và tế tân bằng lượng nhau.
Thực hiện: Đem tán thành bột rồi thoa vào chỗ lở.
5. Bài thuốc chữa chứng hôi miệng

Chuẩn bị: Một lượng tế tân vừa đủ.
Thực hiện: Ngậm tế tân 2 – 3 lần/ ngày giúp giảm mùi hôi khó chịu.
6. Bài thuốc trị ho kèm đờm loãng

Bài thuốc 1: Chuẩn bị can khương, bán hạ, ma hoàng, quế chi mỗi thứ 8g, tế tân, chích cam thảo và ngũ vị tử mỗi thứ 6g, bạch thược 12g. Đem các vị sắc uống và dùng hằng ngày.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị tế tân, ngũ vị tử và cam thảo mỗi thứ 4g, can khương 6g và phục linh 12g. Dùng sắc uống hằng ngày.
7. Bài thuốc chữa chứng sợ nhiệt, chảy nước mắt và mắt sưng đau

Chuẩn bị: Xuyên khung 1.6g, tế tân 0.8g, quy thân 2g, phòng phong 2.4g, kinh giới 2.4g, khương hoạt 2.4g, sinh địa 2.4g, phục linh 2g, mạn kinh tử 2.4g, ma hoàng 3.2g, cảo bản 2g, hồng hoa 0.8g, 10 hạt hoa tiêu và 11 hạt đào nhân.
Thực hiện: Sắc uống.
8. Bài thuốc chữa hông sườn đau nhói, tay chân lạnh và khí trệ ở ngực

Chuẩn bị: Bá tử nhân 0.2g, tiền hồ, quế tâm, phục linh, nhân sâm, phụ tử, mộc hương, trần bì, xuyên khung đào nhân và đương quy mỗi thứ 1.2g, ngô thù du 20g, tế tân 0.4g.
Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó thêm 3 quả ráo và 2g gừng vào, sắc uống.
9. Bài thuốc chữa chứng phiền muộn, đau tim, cơn đau lan toàn bộ ngực và đau đầu do thiếu âm

Chuẩn bị: Xuyên khung, tần cửu, phòng phong, độc hoạt, tế tân, sinh địa, khương hoạt và cam thảo, mỗi vị bằng lượng nhau.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
10. Bài thuốc trị chứng cảm phong hàn, hen phế quản, dương hư và viêm phế quản mãn tính

Chuẩn bị: Phụ tử chế 12g, tế tân 4g và ma hoàng 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
11. Bài thuốc trị tắc mũi hoặc bất tỉnh nhân sự do phong tà

Chuẩn bị: Một ít bột tế tân.
Thực hiện: Thổi một ít bột vào bên trong mũi.
12. Bài thuốc trị chứng phong thấp gây đau khớp, không ra mồ hôi và sợ lạnh

Chuẩn bị: Cam thảo và tế tân mỗi thứ 4g, xuyên khung và tần cửu mỗi thứ 12g.
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng vị thuốc tế tân
Khi sử dụng dược liệu tế tân, bạn nên lưu ý những thông tin sau đây:

Không dùng phối hợp chung với dược liệu lê lô.
Không dùng cho người ho khan không có đờm và âm hư hỏa vượng.
Người có khí huyết kém chỉ nên dùng tế tân ở liều lượng thấp.
Dược liệu tế tân có khả năng điều trị các triệu chứng do phong hàn và cảm mạo gây ra. Tuy nhiên hoạt chất bên trong dược liệu này có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ tế tân.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *