Phòng phong

Bán phòng phong 500 nghìn/kg

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:

Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Nhân Tâm

Địa chỉ: Số 133 ngõ 106 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0978996997

phòng phong

phòng phong

Phòng phong có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, tán hàn, ích thần và hành kinh lạc. Ngoài việc được dùng để trị các chứng phong hàn, cảm mạo thường gặp, dược liệu này còn sử dụng để giải độc do dược liệu Ô đầu, Phụ tử và Nguyên hoa.

Tên gọi khác: Bách chi, Lan căn, Bỉnh phong, Thiên phòng phong, Đông phòng phong
Tên khoa học: Ledebouriella seseloides Wolff
Tên dược: Radix Sileris
Họ: Hoa tán (danh pháp khoa học: Apiaceae)
Dược liệu phòng phong có mấy loại?
Phòng phong là rễ phơi khô của loài thực vật cùng tên (Ledebouriella seseloides). Ngoài ra, tên gọi phòng phong còn có thể đề cập đến các dược liệu sau:

Xuyên phòng phong (Radix Ligustici brachyloba) là rễ phơi/ sấy khô của cây xuyên phòng phong (Ligusticum brachylobum) cũng thuộc họ Hoa tán.
Trúc diệp phòng phong/ Vân phòng phong (Radix Seseli) là rễ sấy/ phơi khô của cây phòng phong lá thông (Seseli yunnanense) hoặc rễ phơi khô của cây phòng phong Vân Nam (Seseli delavayi). Hai loài thực vật đều thuộc họ Hoa Tán.
Ngoài ra còn một số dược liệu khác cũng có tên gọi là phòng phong. Vì vậy bạn nên thận trọng khi chọn mua dược liệu nhằm hạn chế tình trạng nhầm lẫn.

Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm thực vật
Trúc diệp phòng phong (Vân phòng phong) là loài thực vật sống lâu năm. Thân thẳng, cao khoảng 0.3 – 0.5m. Lá kép lông chim, xẻ từ 2 – 3 lần, lá chét có hình dạng như lá tre nên còn được gọi là phòng phong lá tre. Cuống lá dài, mép lá nguyên, lá chét rộng 2 – 4cm và dài 6 – 10cm. Hoa tự hình tán, mỗi tán kép gồm có 4 – 8 tán hoa nhỏ. Hoa có màu trắng, cuống dài ngắn không đều, kích thước hoa nhỏ. Quả có màu tái nâu, hình trứng thuôn dài, trên thân có sống chạy dọc.

Thiên phòng phong (phòng phong) cũng là cây sống lâu năm nhưng có chiều cao lớn hơn Trúc diệp phòng phong. Loài thực vật này có thể cao khoảng 0.3 – 0.8m. Lá có cuống dài, phần dưới cuống phát triển thành bẹ và có xu hướng ôm lấy thân, lá mọc cách và xẻ lông chim tương tự lá Ngải cứu. Hoa khá giống với Trúc diệp phòng phong. Quả kép, dính vào nhau như hình chuông.
Xuyên phòng phong là cây sống lâu năm, có chiều cao lên đến 1m. Lá có cuống dài, phần cuống phát triển thành bẹ ôm lấy thân, cuống có dài đến 15cm. Lá tương tự Trúc diệp phòng phong. Tuy nhiên tán hoa có rất nhiều hoa nhỏ (trung bình từ 25 – 30). Quả giống với quả của cây Thiên phòng phong.

2. Bộ phận dùng
Rễ được dùng để làm thuốc. Nên chọn thứ rễ to, chắc, đầu rễ không có lông, vỏ mỏng mịn, bên trong có màu nâu và tâm có màu vàng nhạt.

3. Phân bố
Phòng phong sinh sống chủ yếu ở tỉnh của Trung Quốc như Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Liêu Ninh, Sơn Đông, Nội Mông,… Hiện tại nguồn dược liệu phần lớn đều được nhập khẩu.

4. Thu hái – bào chế
Rễ được thu hái vào mùa Xuân và Thu. Đào lấy rễ, sau đó cắt bỏ phần thân trên, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô là dùng được. Hoặc có thể bào chế dược liệu theo những cách sau đây:

Rửa sạch, để để ráo, thái mỏng sau đó đem phơi khô.
Đem loại bỏ lông bờm ở phần đầu cuống, sau phun nước cho mềm. Cuối cùng đem dược liệu thái phiến và phơi khô là dùng được. Khi dùng có thể dùng sống hoặc sao lên dùng.
Cắt bỏ phần đuôi, đem thái nhỏ và bảo quản để dùng dần.
5. Bảo quản
Ở nơi khô thoáng và tránh ẩm.

6. Thành phần hóa học
Dược liệu phòng phong chứa các thành phần hóa học sau như Manitol, Tinh dầu, Marmesin, Xanthotoxin, Phenol, Falcarindiol, Saposhnikovan, Scopolatin,…

Vị thuốc Phòng phong
1. Tính vị
Vị cay, ngọt, không độc, tính ấm.

2. Quy kinh
Quy vào kinh Đại trường, Phế, Can, túc Thái âm tỳ, Dương minh Vị.

3. Tác dụng dược lý
– Theo Đông y:

Tác dụng: Hành kinh lạc, khu phong, bổ trung, ích thần, trừ độc tính của phụ tử, thư cân mạch, chỉ thống, thông lợi ngũ tạng, phát hãn, giải biểu, năng an thần và định chí.
Chủ trị: Phong nhiệt, ngoại cảm phong hàn, trị 36 chứng phong, tâm phiền, chảy nước mắt sống, băng trung, lậu hạ, mồ hôi trộm, chứng sợ gió, đau đầu, xương khớp nhức mỏi,…
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Nước sắc từ dược liệu có tác dụng in vitro với một số vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Shigella, Staphylococcus aureus,… Ngoài ra nước sắc từ phòng phong cũng có tác dụng một số loại virus cúm.
Chất chiết xuất từ dược liệu có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau.
Nước sắc phòng phong có thể thoái nhiệt (hạ thân nhiệt)
4. Cách dùng – liều lượng
Thuốc được dùng ở dạng sắc, tán bột hoặc làm hoàn. Liều dùng trung bình từ 4 – 10g có thể dùng 8 – 12g/ ngày khi cần thiết.

Bài thuốc và Món ăn chữa bệnh từ vị thuốc Phòng phong

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *