Trinh nữ hoàng cung
Bán trinh nữ hoàng cung 18 nghìn/100 gam
Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:
Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Nhân Tâm
Địa chỉ: Số 133 ngõ 106 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0978996997
Trong y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung nổi tiếng với tác dụng chữa các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, u vú, u xơ tuyến tiền liệt… Cả lá và thân đều có thể dùng làm thuốc.Tên khác: Náng lá rộng, thập bát học sỹ, tỏi lơi lá rộng hay tỏi Thái Lan, hoàng cung trinh nữ
Tên khoa học: Crinum latifolium L.
Họ: Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).
Mô tả về cây trinh nữ hoàng cung
1. Đặc điểm thực vật
Cây thuộc dạng thân cỏ, mọc thẳng, thân hành đường kính tương đương với một củ hành tây to. Các bẹ lá úp vào nhau có thể tạo thành thân giả có chiều dài khoảng 10-15cm
Lá trình nữ hoàng cung mỏng, có mép hình gợn sóng, chiều dài lá từ 80 – 100cm và chiều rộng trung bình khoảng 5cm. Lá có gân chạy song song. Những lá ở sát đất có đầu bẹ màu đỏ tím.
Sống lá nổi rõ ở mặt dưới và tạo thành một cái rãnh ở mặt trên.
Hoa mọc thành tán. Thông thường sẽ có khoảng 6 – 18 hoa mọc chung trên một cán dài khoảng 30-60cm. Cánh hoa dài, nở xòa ra 2 bên, màu trắng pha lẫn tím đỏ. Bao phấn hình sợi, nhị ngã, bầu hình ống chỉ.
Quả thường ra vào tháng 8 và 9 hàng năm, hình cầu
Củ con mọc ra từ thân hành. Có thể xuất hiện nhiều củ cùng lúc. Những củ này thường được tách ra và trồng sẽ phát triển thành cây con mới.
2. Phân bố
Trinh nữ hoàng cung là loài bản địa của Ấn Độ. Hiện nay, cây được di thực sang khu vực Đông Nam Á và trồng rộng rãi ở một số quốc gia như Nam Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Philippin.
Ở nước ta, cây có thể phát triển tốt ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Những địa phương trồng nhiều cây trinh nữ hoàng cung nhất như Long Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu, Huế, Lâm Đồng… Hoa láng có hình dáng khá bắt mắt nên nhiều người còn đánh vào chậu cấy để làm cảnh trước nhà.
3. Bộ phận dùng
Bộ phận dùng làm thuốc của cây trinh nữ là lá và phần thân hành của cây
4. Thu hái – Sơ chế
Lá trinh nữ hoàng cung thường được thu hoạch vào tháng 6 -7 hàng năm. Những lá bánh tẻ sẽ được cắt về rửa sạch, dùng tươi hoặc trần qua nước sôi rồi đem phơi/sấy khô. Thu hái lá đến khi cây ngừng phát triển.
5. Bảo quản
Để thuốc nơi khô ráo. Tránh bảo quản ở những nơi ẩm ướt dễ sinh nấm mốc
6. Thành phần hóa học của trinh nữ hoàng cung
Cây chứa thành phần chủ yếu là alcaloid với 32 loại khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là các hoạt chất sau:
Crinafolin
Crinafolidin
Lycorin
β -epoxyambellin
Hamayne
Hợp chất bay hơi
Aldehyd
Acid hữu cơ
Terpen v
Glucan A
Glucan B
Các glucoalcaloid
Latisodin
Pratorimin
Pratosin
2-epilycorin
2-epipancrassidin
Methanol
1. Tính vị
Theo đông y, cây trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát
2. Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, các hoạt chất trong loại thảo dược này có những tác dụng sau:
Cao Methanol và alcaloid có khả năng ức chế quá trình phân bào. Nó cũng giúp làm chậm lại sự phát triển của khối u khi thực nghiệm trên chuột nhắt bị ung thư đùi.
Lycorin có tác dụng ức chế protein và DNA trong tế bào trên cơ thể chuột. Ngoài ra, chất này cũng khiến các tế bào u bị giảm khả năng sống sót, đồng thời ức chế sự sinh trưởng và phát triển của virus gây bệnh bại liệt.
Y học cổ truyền Ấn Độ dùng thân hành của cây trinh nữ hoàng cung để chữa mụn nhọt, thấp khớp, áp xe mưng mủ. Lá được chiết dịch làm thuốc nhỏ trị đau tai. Campuchia dùng loại thảo dược này để ngừa thai.
Hiện nay, trinh nữ hoàng cung còn được dùng chủ trị các chứng u tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, tụ máu, đau khớp, viêm phế quản, viêm họng, u vú, rong kinh…
3. Cách dùng và liều lượng
Dùng thuốc dạng sắc uống, nhai sống hoặc giã đắp vào tổn thương. Liều lượng được gia giảm cho từng bệnh theo khuyến cáo của thầy thuốc.
4. Tác dụng phụ của cây trinh nữ hoàng cung
Hiện chưa có nghiên cứu khoa học kiểm chứng sâu về vấn đề này. Vui lòng trao đổi với thầy thuốc, bác sĩ trước khi sử dụng để biết được những rủi ro tiềm ẩn khi điều trị bệnh bằng trinh nữ hoàng cung.
9 bài thuốc có trinh nữ hoàng cung
1. Giảm đau khớp, chữa chấn thương, tụ máu bầm
Cách 1: Hái lá trinh nữ hoàng cung đem về rửa sạch, xào nóng, đắp vào khu vực cần điều trị.
Cách 2: Chuẩn bị các vị gồm củ trinh nữ hoàng cung, huyết giác, lá cối xay, dây đau xương mỗi loại 20g và quốc lão 6g. Dùng thuốc dạng sắc, mỗi ngày 1 thang.
Cách 3: Lấy thân hành ( củ ) trinh nữ hoàng cung về đem nướng cho nóng. Giã dập ra và đắp ngay vào nơi bị sưng đau, có máu bầm. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần.
2. Chữa viêm loét dạ dày, u vú
Cách 1: Hái 3 lá trinh nữ hoàng cung tươi đem về rửa sạch, cắt khúc ngắn. Cho vào nồi sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn nửa chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau bữa ăn chính trong ngày.
Cách 2: Dùng 200g lá trinh nữ hoàng cung khô. Sắc uống tương tự như khi dùng lá tươi.
Một liệu trình điều trị bệnh kéo dài 20 – 25 ngày. Sau đó nghỉ 10 ngày rồi tiếp tục uống liệu trình mới.
3. Điều trị bệnh viêm phế quản, ho
Cách 1: Chuẩn bị các thành phần gồm lá trinh nữ hoàng cung, tang bạch bì mỗi vị 20g, ô phiến 10g và cam thảo dây 6g. Đem sắc lấy 200ml nước chia làm 3 lần uống.
Cách 2: Dùng lá bồng bồng và lá táo chua mỗi loại 12g, lá trinh nữ hoàng cung 20g, hương tư tử 6g. Mỗi ngày sắc một thang chia làm 2 – 3 lần uống.
4. Trị viêm họng hạt
Dùng 1/3 lá trinh nữ hoàng cung tươi và 3g rễ cây dằng xay. Đem 2 vị thuốc trên rửa và ngâm qua nước muối pha sẵn cho sạch. Khi bị viêm họng hạt lấy nhai với vài hạt muối ăn, nuốt nước từ từ cho thấm vào cổ họng, bỏ bã.
5. Trị u xơ tuyến tiền liệt, rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi
Cách 1: Sắc 20g lá trinh nữ hoàng cung uống làm 2 – 3 lần trong ngày
Cách 2: Dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung kết hợp với 12g xa tiền tử và 6g hương tư tử. Mỗi ngày dùng 1 thang dạng thuốc sắc.
Cách 3: Chuẩn bị huyết giác và lá trinh nữ hoàng cung mỗi vị 20g, rễ ngưu tất nam 12g, Ba kích (sao muối) 10g, hương tư tử 6g. Nấu nước đặc uống 2 – 3 lần trong ngày.
6. Điều trị bệnh u xơ tử cung, rong kinh, chảy máu âm đạo, đau bụng dưới
Cách 1: Lấy 20g lá trinh nữ hoàng cung sắc uống vài lần trong ngày cho hết
Cách 2: Kết hợp lá trinh nữ hoàng cung, hạ thảo khô mỗi vị 20g với 6g hương tư tử, 8g hoàng cầm và 12g rễ cỏ xước. Các vị thuốc trên hợp thành một thang sắc lấy nước đặc chia làm 3 phần đều nhau uống hết trong ngày.
Cách 3: Lá trinh nữ hoàng cung, lá sen, dừa dại, ngải cứu tươi mỗi vị 20g, ích mẫu 12g, hương tư tử 6g. Sắc uống tương tự như bài trên.
Cách 4: Chuẩn bị hương tử tư 6g, lá trắc bách 12g (sao đen ), lá trinh nữ hoàng cung 20g. Đem thuốc sắc uống ngày 1 thang.
7. Trị mụn nhọt:
Cách 1: Lấy một ít trinh nữ hoàng cung, có thể dùng lá hoặc củ, giã nát rồi đắp vào khu vực bị mụn nhọt khi thuốc còn nóng
Cách 2: Dùng trinh nữ hoàng cung và bèo cái mỗi loại 20g, cườm thảo đỏ 6g. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thuốc uống vào buổi sáng, trưa, tối.
Cách 3: Kết hợp 20g lá trinh nữ hoàng cung với 6g cườm thảo đỏ và 20g kim ngân hoa. Sắc thuốc chia làm 2 – 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.
8. Điều trị dị ứng da, nổi mẩn ngứa
Dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung, 20g ngân hoa thán, 12g ké đầu ngựa, 6g cườm thảo đỏ. Các vị thuốc trên hợp thành một thang sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống vào buổi sáng, trưa, tối.
9. Hỗ trợ điều trị ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung
Dùng các vị: Lá trinh nữ hoàng cung và nga truật mỗi vị 20g, lá đu đủ (phơi khô) 50g và 10g xuyên điền thất. Cho thuốc vào siêu, thêm 3 chén nước sắc lấy 1 chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau các bữa ăn chính.
Lưu ý khi dùng cây trinh nữ hoàng cung
– Không dùng cho phụ nữ mang thai, bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan thận nặng
– Kiêng ăn rau muống, đậu xanh trong quá trình điều trị bệnh bằng dược liệu này
– Không tự ý dùng trinh nữ hoàng cung chữa bệnh mà chưa thông qua ý kiến thầy thuốc, bác sĩ. Việc dùng thuốc không đúng liều lượng hoặc phối hợp sai vị có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
– Cây trinh nữ hoàng cung rất giống với náng hoa trắng hoặc cây lan huệ. Bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau để phân biệt các loại cây này nhằm tránh bị ngộ độc:
Cây náng hoa trắng: Loại cây này cũng thân hành nhưng hình dáng thuôn dài chứ không tròn như thân cây trinh nữ hoàng cung. Lá náng cũng dày hơn, to, sắc xanh đậm hơn. Hoa màu trắng.
Cây lan huệ: Lá màu xanh đậm, dày, bản hẹp và không có gợn sóng ở hai bên mép. Thân cao hơn trinh nữ hoàng cung, cánh hoa màu trắng xanh, mùi rất thơm. Nhụy hoa lan huệ có màu đỏ tía trong khi nhụy hoa trinh nữ hoàng cung lại có màu trắng.