Thông thảo

Bán thông thảo 100 nghìn/100 gram

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:

Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Nhân Tâm

Địa chỉ: Số 133 ngõ 106 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0978996997

Thông thảo

Thông thảo

Thông thảo là vị thuốc Nam thường dùng để chữa bệnh lậu đái buốt, mắt mờ, thủy thũng hoặc sưng phù,… Bên cạnh đó, thảo dược này còn được biết đến với công dụng ý dĩ lợi sữa sau sinh ở phụ nữ.
+ Tên khác: Co táng nốc (Thái), thông thoát hoặc mạy lầu đông (Tày)

+ Tên khoa học: Tetrapanax papyriferus (Hook.) C. Koch

+ Họ: Cuồng (Araliaceae)

I. Mô tả thông thảo
+ Đặc điểm thực vật

Thông thảo là loại cây thân gỗ xốp có chiều cao từ 3 – 6 m. Lá cây to chia thành nhiều thùy với mép lá có răng cưa. Lá có cuống dài khoảng 30 cm với phiến lá dài 30 – 90 cm. Hoa thông thảo có màu trắng. Quả có màu tía đen, dẹt gần như hình cầu, có 8 cạnh.

+ Phân bố

Cây thường mọc hoang ở những vùng ẩm ướt như ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn hoặc Hà Giang. Ngoài ra, cũng có thể tìm thấy loại cây này ở Lai Châu hoặc Điện Biên. Hiện nay, người dân thường trồng dược liệu này theo hai cách đó là chia gốc hoặc trồng bằng hạt.

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Lõi thân, rễ và nụ hoa
Thu hái: Lõi thân cây thông thảo được thu hái sau thời gian trồng 2 – 3 năm
Chế biến: Sau khi thu hoạch về đem cắt bỏ phần đầu và chia cây thành từng khúc dài từ 50 – 60 cm. Sau đó, dùng que tròn có kích thước bằng lõi đẩy lõi ra ngoài và đem phơi khô ngoài trời. Tuyệt đố không sấy tránh gây biến đổi chất lượng.
Bảo quản: Nơi khô ráo
+ Thành phần hóa học

Dược liệu chứa các thành phần chính như chất xơ, chất béo, uronid, inositol, lactose, polysaccharit, acid galacturonic và pentosan,…
II. Vị thuốc Thông thảo
+ Tính vị

Tính hàn, vị ngọt nhạt và không chứa độc tính

+ Qui kinh

Đi vào kinh Phế và Vị

+ Tác dụng

Theo Y học cổ truyền, mỗi bộ phận của thảo dược đều có các công dụng chính sau:

Phần lõi thân: Giúp thanh nhiệt, thông khí hạ nhũ, trấn khái, lợi niệu và giải độc
Phần rễ cây: Thúc sữa, hành khí, tiêu thực và lợi thủy
Chính nhờ những công dụng này, thảo dược thường dùng điều trị các triệu chứng và bệnh lý sau:

Chữa ho
Giải khát
Làm thuốc lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
+ Cách dùng và liều lượng

Có thể dùng dược liệu này dưới dạng bài thuốc sắc hoặc chế biến món ăn. Liều dùng tối đa mỗi ngày là 3 – 10 gram.

III. Bài thuốc chữa bệnh từ thông thảo theo kinh nghiệm dân gian
+ Chữa phù do viêm thận cấp

Sử dụng 8 gram thông thảo sắc chung chung với 12 gram phục linh bì và 10 gram đại phúc bì.

+ Điều trị viêm tiết niệu

Dùng thông thảo và cù mạch, mỗi vị 10 gram kết hợp với 3 gram cam thảo, 6 gram mộc thông và 10 gram liên kiều. Cho tất cả các vị thuốc vào sắc chung và lọc lấy nước uống trong ngày.
+ Bài thuốc ý dĩ lợi sữa sau sinh

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 10 gram thông thảo, 15 gram gạo bông đã sao vàng và 10 gram cám gạo nếp. Tất cả các vị thuốc sau khi rửa sạch cho vào ấm, thêm 300 ml nước và sắc cho đến khi cạn còn 200 ml. Lọc lấy thuốc, chia làm 3 và uống trong ngày. Uống liên tục 5 – 7 ngày, giúp tăng tiết sữa sau sinh.
Bài thuốc 2: Dùng 6 – 8 gram thông thảo sắc chung với 3 gram cam thảo, 1 đôi móng heo, 8 gram xuyên sơn giáp và 6 gram xuyên khung. Bên cạnh uống thuốc, để tăng tính hiệu quả, các bạn nên dùng nước hành để rửa vú bên ngoài, giúp lợi sữa cho con.
IV. Món ăn chữa bệnh từ thông thảo
+ Cháo lô căn thông thảo trần bì

Tác dụng: Giúp chữa nôn khan, nôn thổ sau khi bị thương hàn hoặc đường ruột
Chuẩn bị: 6 gram thông thảo, 2 gram trần bì và 30 gram sinh lô căn
Cách thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc này vào nấu cháo loãng và uống mỗi ngày
+ Chân giò hầm thông thảo

Tác dụng: Giúp tăng cường sản sinh sữa ở những sản phụ sau sinh ít sữa
Nguyên liệu cần có: 4 gram thông thảo, 1 đôi chân lợn, 2 – 4 gram nhân sâm
Cách thực hiện: Chân lợn sau khi được rửa sạch sẽ được chặt nhỏ. Sau đó cho vào nồi, thêm thông thảo và nhan sâm vào vào hầm.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *